Miếng trám răng bằng

Vật Liệu Trám Răng – Amalgam

Amalgam là một trong những vật liệu được sử dụng trám răng trong hơn 150 năm qua khi kỹ thuật khắc phục nhược điểm răng miệng mới ra đời. Không những là miếng trám răng truyền thống nhất, mà đó còn là sự lựa chọn của nhiều khách hàng. Như vậy, trám răng Amalgam có thực sự tốt hay không. Chúng ta cùng Nha Khoa Smile Dental tìm hiểu những đặc điểm trám răng Amalgam trong bài viết dưới đây nhé!

1. Amalgam là gì ? Trám răng Amalgam là như thế nào ?

Amalgam là một hỗn hợp được sử dụng phổ biến trong nha khoa, có chứa các thành phần như thuỷ ngân (chiếm 50%), bạc (chiếm 20%) và các kim loại đồng, kẽm, chì… Ban đầu Amalgam có dạng bột, sau đó được nung chảy để dễ dàng đưa vào chỗ răng cần trám. Vì Amalgam chủ yếu là kim loại nên vật liệu này có màu sáng bạc, do đó kỹ thuật trám răng Amalgam thường được gọi là trám bạc, hay trám kim loại.

Trám Răng Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có độc không?
Trám Răng Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có độc không?

Trám răng Amalgam là phương án phục hình phổ biến cho các trường hợp răng sâu, răng thưa, răng hở… chủ yếu ở các vị trí răng hàm, nơi không đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Có thể nói, vật liệu trám răng Amalgam này mang đến nhiều tiện lợi và được nhiều cao khách hàng lựa chọn.

2. Ưu điểm và nhược điểm của trám răng bằng Amalgam

Theo ý kiến của các chuyên gia, vật liệu trám răng Amalgam có đa số các điểm nổi vật, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về những điểm mạnh này nhé!

  • Ưu điểm

Đầu tiên phải nói đến tính hiệu quả trong khả năng phục hình của Amalgam. Quá trình phục hình được thực hiện vô cùng thuận lợi do đặc tính dẻo vật liệu Amalgam, đặc biệt đối với các trường hợp răng sứt mẻ hay gãy vỡ lớn.

Thứ hai phải kể đến tính an toàn của vật liệu trám Amalgam. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng thành phần thuỷ ngân trong Amalgam không tốt cho sức khoẻ con người, nhưng theo các chuyên gia, tỷ lệ này vẫn ở mức an toàn trên cơ thể người. Do đó sẽ không gây kích ứng, và sức khoẻ răng miệng của bạn vẫn được đảm bảo tốt nhất.

Phương pháp trám răng Amalgam có hiệu quả phục hình rất cao

Không chỉ vậy, miếng trám răng Amalgam còn được đánh giá cao về độ bền chắc , có khả năng chịu lực nhai tốt, rất phù hợp trám ở các vị trí răng hàm. Có một khảo sát được thực hiện gần đây cho thấy tuổi thọ của miếng trám Amalgam kéo dài trung bình khoảng 10 năm, thường là hơn như vậy.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là trám răng bằng Amalgam tiết kiệm được chi phí so với các hình thức trám răng khác. So với mặt bằng chung, mức giá thực hiện trám răng Amalgam rất phải chăng mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Đó là lý do vì sao nhiều đối tượng khách hàng lựa chọn kỹ thuật trám răng bằng Amalgam.

  • Nhược điểm

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội; mặt khác, trám răng Amalgam vẫn tồn tại những hạn chế nhứt định mà bạn nên tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp trám răng bằng Amalgam chính là tính thẩm mỹ chưa cao, nguyên nhân là màu sắc màu xám bạc của vật liệu trám không trùng với màu răng, cho nên chỉ thích hợp để trám các vị trí răng hàm phía trong.

Trám răng Amalgam thích hợp phục hình phần răng hàm phía trong

Bên cạnh đó, Amalgam còn có khả năng bị đổi màu trong trường hợp khách hàng sử dụng cà phê, thuốc lá, bia rượu thường xuyên… hoặc các thực phẩm sậm màu khác. Tình trạng đổi màu không những ảnh hưởng nơi răng được trám mà còn lây lan sang những răng lân cận.

Ngoài ra, vì thành phần của Amalgam chủ yếu là kim loại nên vật liệu Amalgam có khả năng dẫn nhiệt tốt, khiến cho răng của bạn dễ có cảm giác ê buốt khi sử dụng các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Thậm chí nhiều khách hàng còn cảm thấy ăn không ngon miệng dẫn đến biếng ăn, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn.

Hơn nữa, trám răng Amalgam có thể xâm lấn vào răng thật. Vì đối với những răng sâu, nha sỹ phải lấy sạch phần răng râu, sau đó tiện rãnh hoặc gờ để răng có thể cố định lớp trám. Trong vài trường hợp nhất định, răng sẽ bị tiện khá nhiều để đảm bảo răng giữ được lớp trám cứng chắc.

3. Trám răng bằng Amalgam có độc không?

Có trên trám răng bằng Amalgam không? Hoặc trám răng bằng Amalgam có độc không? Đây là những câu hỏi vẫn còn nhiều tranh cãi, vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng.

Theo khuyến cáo của Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), khi miếng trám răng Amalgam được sử dụng lâu ngày, thành phần thuỷ ngân trong Amalgam có thể bị vỡ và thấm vào máu, theo thời gian, cơ thể sẽ bị nhiễm độc dẫn đến hệ thống miễn dịch yếu.

Ảnh hưởng của Amalgam đến môi trường

Ngoài ảnh hưởng đến sức khoẻ, Amalgam còn tác động xấu đến môi trường. Chúng ta nên biết rằng, trong quá trình điều chế, hơi thuỷ ngân có thể làm ô nhiễm không khí; đồng thời quy trình xử lý chất thải cũng như xử lý các miếng trám sau khi sử dụng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp.

Bù lại, kỹ thuật phục hình răng bằng Amalgam lại phù hợp với khả năng kinh tế của đại đa số khách hàng sử dụng dịch vụ nha khoa. Với những mặt lợi – hại như trên, giờ đây bạn có thể tìm được đáp án cho riêng mình về những vấn đề có liên quan đến trám răng Amalgam.

4. Những lưu ý khi sử dụng miếng trám răng Amalgam

Trong quá trình trám răng, không để miếng trám ngấm nước bọt vì nếu như vậy miếng trám răng Amalgam rất dễ bị giãn nở.

Sau khi trám răng, phải 24 tiếng sau miếng trám mới đạt được độ cứng ổn định;  do đó, bệnh nhân hạn chế việc nhai trong 2 tiếng đầu tiên, và không nhai ở mặt trám trong vòng 8 tiếng.

Phụ nữ mang thai và những bệnh nhân có dị ứng với kim loại thì không nên sử dụng vật liệu trám răng Amalgam.

Trong và sau trám răng, nếu bệnh nhân cảm thấy cộm hoặc ê buốt thì cần thông báo ngay với nha sỹ điều trị để có hướng xử lý phù hợp tránh biến chứng về sau.

Trám Răng Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có độc không?
Trám Răng Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có độc không?

5. So sánh Amalgam với các vật liệu trám răng khác

Vật liệu trámĐặc điểmƯu điểmNhược điểm
Amalgam– Chất liệu này hỗn hợp kim loại gồm các chất thiếc, kẽm, đồng, bạc, và thuỷ ngân (chiếm 50%)

– Là vật liệu phục hình răng bị chấn thương vô cùng hiệu quả

– Độ bền: trên 10 năm

– Chi phí thấp

– Lớp trám chắc chắn và đảm bảo lực nhai tốt

– Thời gian thực hiện điều trị nhanh chóng

– Chi phí phải chăng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

 

– Chưa có tính thẩm mỹ cao, vì lớp trám không trùng màu với màu răng

– Lớp trám dễ bị xỉn màu nên không tạo một thể hoàn chỉnh với răng

Composite– Chất liệu được tạo thành bởi hạt nhựa kết hợp với thuỷ tinh mịn

– Phù hợp cho các vết trám lớn, nhỏ

– Độ bền: 5 năm

– Chi phí cao hơn trám răng Amalgam, nhưng thấp hơn trám răng vàng

– Màu sắc trùng với màu răng thật, có tính thẩm mỹ cao

– Kỹ thuật trám răng composite không cần khoan vào như khi sử dụng vật liệu Amalgam

– Độ bám cao

– Thời gian thực hiện nhanh chóng

– Đảm bảo không gây kích ứng

– Miếng trám dễ sỉn màu nếu thường xuyên dùng cà phê, thuốc lá… hoặc các thực phẩm đậm màu

– Thời gian sử dụng không kéo dài so với vật liệu trám răng Amalgam

– Chí phí cao

 

 

Mạ vàng– Chất liệu có thành phần chính là vàng được pha với hợp kim

– Chi phí rất cao

– Độ bám cao

– Độ bền: ít nhất 15 năm

– Vật liệu trám bền bỉ, chịu được lực nhai tốt

– Phần trám mạ vàng không bị ăn mòn

– Thời gian sử dụng lâu dài

 

– Chi phí cực kỳ cao, gấp 8 lần so với trám răng bằng Amalgam

– Thời gian thực hiện: cần thăm khám nhiều lần

– Màu của vật liệu trám không trùng với màu răng

Sứ– Chất liệu: gốm sứ (là chất liệu phổ biến trong nha khoa)

– Vật liệu trám răng bằng sứ được ứng dụng trong nhiều kỹ thuật khác nhau

– Chi phí: tương đương với trám răng mạ vàng

– Độ bền: trên 7 năm

– Màu của gốm sứ trùng với màu răng thật, có tính thẩm mỹ cực cao, giúp khách hàng có nụ cười vô cùng thu hút

– Vật liệu trám răng bằng sứ có khả năng chống bám bẩn và chống mài mòn tốt

– Hoạt động ăn nhai hàng ngày sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu

– Miếng trám răng bằng sứ cần phải đủ lớn để không bị vỡ, do đó răng cần được mài nhỏ để nhường chỗ cho miếng trám

 

Xi-măng glass lonomer– Chất liệu: được tạo thành từ acrylic và flouro aluminosilicate (thành phần có trong thuỷ tinh)

– Kỹ thuật trám răng bằng xi-măng glass lonomer phục hồi răng bị chấn thương vô cùng hiệu quả

– Độ bền: trên 5 năm

– Màu sắc miếng trám trùng với răng tự nhiên, đảm bảo tính thẩm mỹ cho khách hàng

– Bản thân vật liệu trám có giải phóng chất flouride giúp ngăn ngừa sâu răng tốt

– Độ bám cao

– Vật liệu trám dễ bị ăn mòn

– Thời gian điều trị, thăm khám kéo dài

– Có thể gây ra biến chứng xấu trong quá trình sử dụng

Mỗi kỹ thuật trám răng bằng các vật liệu khác nhau đều mang trong mình những ưu và khuyết điểm riêng. Bên cạnh nhu cầu và điều kiện tài chính của bản thân, bạn hãy tham khảo ý kiến của nha sỹ để cân nhắc đâu là phương án tốt nhất để mình có được hàm răng vừa chắc khoẻ, vừa mang tính thẩm mỹ cao.

Trám Răng Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có độc không?
Trám răng bằng nguyên liệu vàng. Trám răng bằng Amalgam có độc không?

6. Lời kết

So với các vật liệu trám răng khác, thì trám răng Amalgam sở hữu nhiều thế mạnh vượt trội về độ bền và chi phí. Mặt khác, Amalgam cũng tồn đọng nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường sống xung quanh. Cho dù bạn lựa chọn hình thức trám răng nào thì hãy xin ý kiến nha sỹ và tìm đến những cơ sở nha khoa có uy tín nhé!

Scroll to Top

ĐẶT LỊCH BÁC SỸ

Thời gian ưu đãi 30% còn lại

Giờ
Phút
Giây