Nâng mũi có ăn bún được không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người đau đầu. Để tạo dáng mũi đẹp nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần có kiến thức chăm sóc mũi khoa học. Bác sĩ Phùng Mạnh Cường chia sẻ thông tin hữu ích về vấn đề này. Hãy cùng khám phá!
Nâng Mũi Có Được Ăn Bún Không?
Trong ẩm thực phương Đông, có hai loại bún là bún tươi và bún khô. Chúng có dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ hoặc gạo lứt, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi.
Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, 100 gram bún chứa khoảng 107-130 kcal, ngoài ra còn cung cấp protein, canxi, sắt, magiê, phốt pho, nước, chất xơ… Tuy bún có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhưng nhiều người vẫn không biết sau khi thực hiện nâng mũi có được ăn bún không. Điều này đúng là một vấn đề đáng lo ngại vì bún là món ăn thân thuộc của nhiều người.
Theo bác sĩ Phùng Mạnh Cường, sau nâng mũi, bạn hoàn toàn có thể ăn bún. Tuy nhiên, cần tránh mua và ăn các loại bún không rõ nguồn gốc, chứa nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.
Mặc dù thực tế chúng ta thường không chỉ ăn bún mà còn kèm theo nhiều thứ khác, và đây mới là yếu tố chính ảnh hưởng đến dáng mũi mới. Các món như bún bò, bún riêu cua, bún chả cá, bún ốc, bún tôm, bún đậu mắm tôm… có thể gây ảnh hưởng không tốt cho dáng mũi. Bởi người đã nâng mũi được khuyến cáo tuyệt đối không ăn hải sản, đồ tanh, thịt bò…
Ngược lại, nếu bạn chỉ dùng các loại bún thịt heo nướng, bún xào thịt heo, bún chay, bún canh chua… thì hoàn toàn yên tâm vì chúng sẽ không gây bất kỳ tác động xấu nào sau nâng mũi. Vậy là đã có câu trả lời cho câu hỏi “nâng mũi có được ăn bún không” rồi nhé.
Chế Độ Ăn Uống Hợp Lý Để Mũi Sau Khi Nâng Phục Hồi Nhanh Chóng
Để mũi sau khi nâng hồi phục nhanh chóng, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý:
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm, gia vị có tính kích thích như tỏi, ớt, cà phê, rượu bia.
- Không dùng những món ăn cứng, khó nhai và khó tiêu hóa, cũng như các loại thực phẩm lên men như cải chua, dưa muối, cà muối.
- Hạn chế uống nước có ga.
- Kiêng khem món có rau muống, thịt bò, thịt gia cầm, thịt rừng không rõ nguồn gốc, đồ biển, đậu phộng.
- Không ăn đồ tanh như cá sông, ốc vì có thể làm vết thương lâu lành hơn.
- Hạn chế ăn một số loại trái cây chua quá, nóng quá hoặc cứng quá.
- Uống nước đầy đủ từ 1,5 đến 3 lít mỗi ngày.
- Khi không biết nên ăn gì, hãy dùng cơm, cháo, thịt heo, sinh tố, nước ép, rau xanh.
Thông qua bài viết này, bác sĩ Phùng Mạnh Cường đã cung cấp câu trả lời cho câu hỏi “nâng mũi có được ăn bún không?”. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn đặt lịch thăm khám trực tiếp với bác sĩ Cường, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi hoặc để lại comment phía dưới.
Mời bạn xem thêm một số hình ảnh khách hàng nâng mũi do bác sĩ Phùng Mạnh Cường thực hiện: