Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the insert-headers-and-footers domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/disantra3/nangmuicautruc.vn/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/disantra3/nangmuicautruc.vn/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/disantra3/nangmuicautruc.vn/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the uael domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/disantra3/nangmuicautruc.vn/wp-includes/functions.php on line 6114
Răng Khôn Có Nên Nhổ Không Khi đang Bị đau? Kiêng Gì Sau Nhổ
Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau?

Răng Khôn Có Nên Nhổ Không?

Răng khôn dường như không có tác dụng gì lại gây nhiều rắc rối khi mọc nên nhiều người cũng băn khoăn và quan tâm đến răng khôn có nên nhổ không? Và nếu nhổ thì có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không? Bài viết sau đây, Nha Khoa Smile Dental sẽ giải quyết được các thắc mắc của các bạn đọc.

Răng khôn là răng gì? 

 

Răng khôn (trong nha khoa còn gọi là răng số 8), đây là những chiếc răng mọc cuối cùng của các bên hàm. Độ tuổi mọc răng khôn sẽ giao động từ 18 đến 25 tuổi, tuy nhiên vẫn có những trường hợp đặc biệt là sau 25 tuổi vẫn mọc răng khôn. Mỗi người sẽ có tổng cộng bốn răng khôn, mọc đều ở mỗi bên hàm hai chiếc.

Do hàm răng của một người phần lớn chỉ đủ mọc 28 chiếc răng, gồm 14 chiếc ở hàm trên và 14 chiếc ở hàm dưới. Nên khi răng khôn mọc là răng mọc cuối cùng và khá trễ, thường sẽ không đủ chỗ để mọc như những chiếc răng bình thường nên răng khôn thường sẽ mọc lệch, chen với các răng khác, mọc xiên ngang hoặc ẩn sâu dưới chân nướu gây ra tình trạng sưng, đau răng, viêm lợi.

Răng khôn có nên nhổ không, nhổ răng khôn kiêng gì, có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau
Răng khôn có nên nhổ không, nhổ răng khôn kiêng gì, có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau

Răng khôn có nên nhổ không ?

Các tác hại của răng khôn:

Tùy mỗi người khi mọc răng khôn sẽ có những triệu chứng và diễn biến trong thời gian dài ngắn khác nhau. Do đó, cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra đau răng khôn để có thể quyết định có nên nhổ hay không, để tránh tình trạng lây lan và làm hư hại nguyên hàm.

Đau nhức răng hoặc hàm:

Khi răng khôn bắt đầu mọc là lúc các cơn đau xuất hiện, đó là hiện tượng xé nướu khiến cho bạn có cảm giác đau nhức, cũng như là rát ở xung quanh vùng răng mọc. Các cơn đau sẽ càng dữ dội và kéo dài khi răng mọc lớn hơn cho đến khi răng đã mọc hoàn chỉnh thì sẽ tự động giảm và dứt hẵn. Tuy nhiên, răng khôn thường sẽ không mọc một lần như như những chiếc răng bình thường nên cơn đau có thể sẽ kéo dài đến vài năm, và gây ra nhiều sự bất tiện.

Đau và sưng nướu:

Khi răng khôn không đủ chỗ để mọc, lúc mọc lên bị kẹt không nhú lên được thì sẽ làm cho phần lợi xung quanh bị sưng đỏ và phồng lên, gây đau nhức khó chịu. Trong một số trường hợp gây khó khăn trong miệng há miệng. Và đôi khi, đánh răng sẽ làm răng bị chảy máu chân răng.

Sốt:

Khi mọc răng khôn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên gây ra tình trạng sốt nhẹ và đôi khi đi kèm với những cơn đau, nhức răng khiến cho cơ thể bị hành sốt cao. Tuy nhiên, những cơn sốt này sẽ nhanh chóng biến mất trong một khoảng thời gian ngắn khi răng đã mọc ổn định.

Sâu răng, Viêm lợi:

Răng khôn do nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên khó có thể vệ sinh kỹ lượng thức ăn và mảng bám trên răng, khiến cho vi khuẩn dễ dàng tích tụ tạo ra ổ sâu răng gây nhiễm trùng, viêm tủy, sâu chân răng,… khiến cho răng miệng lúc nào cũng bị hôi.

Chán ăn:

Nguyên nhân gây ra chán ăn do khi mọc răng khôn cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi khi bị đau nhức, hành sốt, hoặc đôi lúc khi nhai sẽ đụng trúng phần nướu bị sưng gây đau buốt, khó chịu vì vậy sẽ khiến bản thân không muốn ăn uống, chán ăn, bỏ bữa

Hủy hoại xương hàm răng:

Khi răng khôn mọc lệch nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra u xương hàm, tiêu xương hàm và nguy cơ bị gãy xương hàm sẽ cao hơn người bình thường.

Răng khôn có nên nhổ không, nhổ răng khôn kiêng gì, có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau
Răng khôn có nên nhổ không, nhổ răng khôn kiêng gì, có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau

Ảnh hưởng dây thần kinh, rối loạn phản xạ:

Có khá nhiều dây thần kinh mọc ở hàm liên quan đến răng, do đó khi răng khôn mọc lệch gây chèn ép các dây thần kinh, khiến cho một số dây thần kinh cảm giác răng, niêm mạc, da và môi bị ảnh hưởng gây ra đau nhức hoặc mất cảm giác.

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn do nằm ở trong cùng của hàm, có vị trí phức tạp hơn các răng khác và còn có sự liên kết với các dây thần kinh nên khi nhổ răng khôn cũng sẽ khó hơn bình thường. Nhổ răng khôn thường không ảnh hưởng gì nhiều nhưng vẫn còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, như: cơ địa của từng người, kỹ thuật nhổ răng của các phòng nha,…

Việc nhổ răng khôn cũng như nhổ các răng bình thường, nhưng so với nhổ các răng sữa hoặc răng lung lay thì việc nhổ răng khôn sẽ gây ra tình trạng sưng và đau hơn do có liên kết với các dây thần kinh và một phần do răng có kích thước lớn hơn.

Tuy nhiên, các trường hợp như đau, hơi sưng nhẹ, hàm khó cử động,… chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn sau khi nhổ răng và sẽ hết khi miệng vết thương lành lại.

Đối với những người có tiền sử bệnh mãn tính, như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… thì cần phải có sự hướng dẫn và tư vấn từ bác sĩ để biết được nên nhổ răng khôn khi nào.

Khi trao đổi với bác sĩ về việc nhổ răng khôn, các bạn cần hỏi thêm các thông tin về những biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn và cách để khắc phục.

Răng khôn có nên nhổ không?

Nhổ răng khôn hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc đến các răng hay dây thần kinh. Bên cạnh đó, nhổ răng khôn sẽ giúp bảo vệ răng miệng, tránh gây ảnh hưởng xấu đến các răng xung quanh khi răng khôn bị sâu hay viêm nhiễm, đảm bảo việc nhai nuốt thức ăn được tốt hơn.

Những trường hợp nên nhổ răng khôn:

Tình trạng răng khôn bị sâu:

Răng sâu là vấn đề phố biến trong sức khỏe răng miệng. Vì răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm, khó quan sát để có thể vệ sinh sạch sẽ như các vị trí của răng khác; do đó, thức ăn và mảng bám bị kẹt ở các rãnh, khe hở giữa răng khôn và răng số 7, tích tụ vi khuẩn lâu ngày gây ra sâu răng.

Răng khôn mọc lệch gây ra đau nhức:

Khi răng khôn mọc không đúng vị trí sẽ làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh gây nhiễm trùng và viêm nhiễm rễ dây thần kinh khiến cho răng bị sưng tấy, đau nhức, cơ hàm khó cử động. Đây là tình huống nên nhổ răng khôn để tránh gây ra sự lây lan cho các răng xung quanh. Trong trường hợp chưa răng chưa kịp nhổ thì có thể sử dụng thuốc theo chỉ định để giảm sưng đau và sau đó sẽ tiến hành nhổ răng.

Răng khôn gây ra bệnh viêm nướu:

Răng khôn khi mới mọc sẽ xé nướu và đôi khi bị kẹt vào nướu khiến cho nướu răng bị đau nhức, đôi khi sưng và chảy máu. Nếu như vị trí này bị bám thức ăn lâu ngày không phát hiện sẽ tạo ra các ổ viêm sâu vào chân, tủy răng gây ảnh hưởng tới phần xương hàm. Dấu hiệu để nhận biết được nướu răng đang bị viêm là khi đánh răng sẽ bị chảy máu phần nướu hoặc miệng có mùi hôi bất thường.

Răng khôn mọc không đúng vị trí ảnh hưởng tới răng số 7:

Răng số 7 có chức năng chính là nhai thức ăn, và là răng sát liền kế răng khôn nên đây là răng dễ bị ảnh hướng nhất khi răng khôn gặp vấn đề. Vì vậy, nhổ răng khôn không những không gây ra những ảnh hướng tới răng số 7 mà còn giúp răng số 7 tránh được những biến chứng do răng khôn gây ra.

Những trường hợp khác cần nhổ khi răng khôn mọc gây ra các biến chứng như u năng, nhiễm trùng lâu ngày không hết, viêm xoang,…

Những trường hợp không nên nhổ răng khôn:

Răng khôn mọc không gây ảnh hưởng đến răng số 7.

Răng mọc thẳng, đúng vị trí, khớp với răng đối diện.

Răng không có hình dáng bất thường.

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Mắc các bệnh mãn tính: tim mạch, rối loạn đông máu, tiểu đường, cao huyết áp, thần kinh,…

Ngoài các trường hợp trên, nếu thấy răng khôn mọc có những dấu hiệu lạ bạn cần tìm đến nha sĩ để được tư vấn kĩ hơn về tình trạng của răng, những ảnh hưởng và biến chứng của việc nhổ răng khôn đến sức khỏe sau khi nhổ.

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn:

Bị đau buốt kéo dài:

Tình trạng này thường xảy ra sau khi hết thuốc tê. Cảm giác đau sẽ kéo dài từ 02 đến 03 ngày, sau đó giảm dần. Để giảm đau cần phải uống thuốc theo đơn của nha sĩ.

Chảy máu kéo dài nhiều ngày:

Thông thường sẽ gặp ở những người bị chứng rối loạn máu đông, hoặc xảy ra ở một số trường hợp là sử dụng rượu bia và thuốc lá ngay sau khi nhổ. Bên cạnh đó thì kỹ thuật nhổ nếu không cẩn thận để xảy ra sai sót cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu kéo dài. 

răng khôn

Nhiễm trùng tại vị trí nhổ răng khôn:

Nguyên nhân gây ra biến chứng này thường do dụng cụ và thiết bị nhổ răng chưa được khử trùng sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn. Biến chứng này sẽ khiến răng miệng có cảm giác đau nhức, gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày cũng như vệ sinh răng miệng, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng máu. Trường hợp này có thể kéo dài từ 02 đến 03 tuần.

Tổn thương dây thần kinh:

Biến chứng này xảy ra do nha sĩ có kỹ thuật không tốt, nhổ không cẩn thận khiến dây thần kinh bị tổn thương. Biểu hiện của biến chứng này là tê, mất cảm giác ở môi, lưỡi, cằm, nướu. Trường hợp này chỉ xảy ra tầm vài tuần sau đó sẽ tự khỏi.

Nhổ răng khôn bị sưng má:

Tình trạng này diễn ra do nướu bị viêm sưng, gây ảnh hưởng tới khuôn mặt, đặc biệt là phần má. Chỉ cần uống thuốc theo toa sau 02 ngày tình trạng sẽ giảm dần.

Viêm xương tại ổ răng khôn:

Đây là trường hợp các cục máu đông không hình thành sau khi nhổ răng, cùng với việc các mô, xương cơ và dây thần kinh không được bảo vệ. Tình trạng này sẽ làm hơi thở có mùi hôi khó chịu, đau tai, mất cảm giác,…

Nếu các trường hợp trên kéo dài, ngày càng trầm trọng thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để tái khám.

Các câu hỏi thường gặp về răng khôn:

Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn đau mấy ngày?

Khi nhổ răng khôn sẽ được tiêm thuốc gây tê, vì vậy trong suốt quá trình nhổ răng sẽ không cảm giác đau. Tình trạng đau nhức chỉ xảy ra khoảng từ 03 đến 04 tiếng sau khi nhổ, khi mà thuốc tê đã hết tác dụng, và sẽ giảm dần rồi biến mất hẳn sau 01 tuần. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của từng người cũng như tay nghề của nha sĩ mà tình trạng đau có thể hết nhanh hoặc chậm.

Khi nhổ răng khôn kiêng những gì?

Các loại thức ăn nóng và cay:

Thức ăn cay nóng sẽ gây dãn nở mạch máu, làm cho vị trí nhổ răng bị hở và chảy máu liên tục. Trường hợp này làm cho vết thương thêm đau nhức, khó chịu và gây nhiễm trùng cao.

Các loại thức ăn dai hoặc cứng:

Thức ăn cứng, dai sẽ khiến cho cơ hàm vận động mạnh, tạo áp lực lên vết thương khiến hàm cũng như vị trí nhổ răng thêm đau hơn.

răng khôn

Các loại thực phẩm có tính chua hoặc ngọt:

Các loại thức ăn chua hoặc ngọt đều có thể gây viêm sưng vết thương.

Rượu và bia:

Cần tránh uống rượu bia ít nhất là 6 – 7 ngày sau khi nhổ để vết thương ổn định, do các chất có cồn gây ảnh hưởng đến việc hồi phục của vết thương, góp phần làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi nhổ răng khôn có thể ăn những gì?

Các loại thức ăn mềm:

Sau khi nhổ răng khôn cần lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa để hạn chế sự vận động của cơ hàm.

Thức ăn mát hoặc lạnh:

Sau khi nhổ răng từ 02 đến 04 giờ có thể ăn các loại thức ăn lạnh để giảm sưng và đau nhức, vì đồ lạnh làm mạch máu co lại, giúp cầm máu rất hiệu quả.

Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng:

Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng sau khi nhổ răng là cần thiết để giúp vết thương mau lành.

Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn là gì?

Muốn nhanh giảm đau, vết thương mau lành, sau khi nhổ răng cần lưu ý những điều sau:

Tuân thủ theo những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Uống thuốc đủ, đúng liều – lượng – thời gian theo toa thuốc.

Cần nghỉ ngơi và tránh các hoạt động mạnh.

Liên hệ với bác sĩ khi các biến chứng sau nhổ kéo dài để kịp thời ngăn chặn và xử lý.

Tái khám định kì để theo dõi quá trình hồi phụ của vết thương.

Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ.

Lời Kết:

Nhổ Răng khôn không hẳn là một trải nghiệm quá tệ nếu như bạn có sự tìm hiểu và lựa chọn đúng đắn về địa chỉ nha khoa đáng tin cậy. Với những thông tin được cung cấp từ bài viết, hy vọng sẽ giúp cho các bạn phần nào giải quyết được những băn khoăn, thắc mắc trước khi nhổ răng khôn.

Scroll to Top

ĐẶT LỊCH BÁC SỸ

Thời gian ưu đãi 30% còn lại

Giờ
Phút
Giây