Nhổ răng ít hay nhiều vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau. Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền nát thức ăn vì thế khi răng số 7 bị sâu có nên nhổ không cần được cân nhắc kỹ.
Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin cụ thể trường hợp nào nên nhổ và biện pháp khắc phục, điều trị sâu răng số 7 hiệu quả.
- Xem thêm: Bọc răng sứ, tự tin chuẩn Hàn Quốc, chi phí Việt Nam
- Xem thêm: Dán sứ Veneer, nụ cười tỏa nắng, bừng sáng tương lai
- Xem thêm: Tẩy trắng răng, giải pháp để có nụ cười tự tin, rạng ngời
Răng số 7 nằm ở đâu?
Răng số 7 (còn gọi là răng cối lớn thứ 2) là răng hàm nằm liền kề trước răng khôn.
Người trưởng thành có bộ răng tiêu chuẩn gồm 32 răng, phân thành 2 hàm, hàm trên và hàm dưới. Tổng cộng 1 người trưởng thành sẽ có 4 chiếc răng số 7.
Răng hàm số 7 có 3 chân nếu nằm ở hàm trên, nằm ở hàm dưới thì có 2 chân. Tuy nhiên trong một số trường hợp số chân của răng hàm số 7 không theo chuẩn trên, phải chụp Xquang mới xác định chính xác răng hàm số 7 lúc đó có bao nhiêu chân.
Răng hàm số 7 mọc khi người đó đến khoảng 11-13 tuổi. Răng hàm dưới sẽ mọc trước rồi mới đến răng ở hàm trên.
Đây là răng chỉ mọc 1 lần trong đời, nếu răng số 7 mất đi thì không còn mọc lên được nữa. Nếu không không giữ gìn kỹ sẽ dẫn đến các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Lưu ý khi răng số 7 bị sâu có nên nhổ không cần được cân nhắc kỹ vì răng này là răng mọc vĩnh viễn, không thể thay răng.
- Xem thêm: Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không
- Xem thêm: Nhổ răng sâu
Vai trò của răng số 7
Về mặt chức năng, răng số 7 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn uống. Răng số 7 nhờ có kích thước lớn nên khả năng chịu lực tốt, giúp bạn nhai nghiền thức ăn.
Về mặt thẩm mỹ, răng số 7 mọc song song theo chiều dài của mặt, đảm nhận vai trò giúp gương mặt trở nên cân đối, má không bị hóp, ổn định cấu trúc xương hàm.
Như vậy, răng số 7 không chỉ giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của gương mặt.
Do đó, răng số 7 bị sâu có nên nhổ không luôn là vấn đề khiến nhiều người phải băn khoăn, suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Sâu răng số 7 nguyên nhân do đâu?
Việc chăm sóc răng miệng không nên bị xem nhẹ, nó rất cần thiết để phòng tránh các bệnh răng miệng như sâu răng. Nếu răng số 7 bị sâu, cơ thể chúng ta đều bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng xấu đầu tiên nhất là việc ăn uống của bạn sẽ gặp khó khăn, trong trường hợp răng bị sâu nghiêm trọng những răng bên cạnh đó cũng có thể bị ảnh hưởng cùng, hoặc bị sâu răng. Vậy nguyên nhân do đâu mà răng số 7 bị sâu?
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sâu răng số 7.
Do vị trí răng số 7
Khả năng răng số 7 bị sâu cao hơn so với những chiếc răng khác là do vị trí của nó trên cung hàm. Trong trường hợp răng khôn chưa mọc hoặc đã bị nhổ thì răng số 7 nằm ở vị trí sâu nhất trong cung hàm.
Vị trí này có tập trung nhiều bó cơ hàm, nướu và mặt trong má. Việc vệ sinh răng số thường hay bị bỏ qua do nằm quá sâu và khá khó khăn để bàn chải với tới được nó. Nhất là ở trẻ nhỏ, vì trẻ không thận trọng hoặc không thích quá trình vệ sinh răng miệng, phụ huynh nên lưu ý nhắc nhở trẻ.
Các mảnh vụn thức ăn hoặc mảng bám trên bề mặt răng số 7 khó có thể loại bỏ hoàn toàn nếu chỉ sử dụng bàn chải đánh răng. Sâu răng số 7 dễ dàng xảy ra do các mảng bám có chứa vi khuẩn, tác nhân có hại cho răng miệng, chúng sinh sôi khi không bị loại bỏ và tấn công răng của bạn.
Do chức năng của răng số 7
Răng số 7 giữa vai trò quan trọng, có thể xem là chủ chốt trong việc nhai, nghiền nát thức ăn rồi mới đẩy xuống thức ăn đã nghiền xuống dạ dày.
Thức ăn được nhai nát sẽ tạo thành các mảnh vụn nhỏ, dễ bị kẹt lại kẽ răng hoặc để lại các mảng bám nhỏ nằm trên bề mặt răng.
Về lâu dài những mảnh vụn này không được loại trừ, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dễ hình thành sâu răng số 7.
Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra tình trạng sâu răng số 7.
Do thói quen ăn uống không lành mạnh của bạn
Chúng ta cần kể đến một nguyên nhân khác gây sâu răng số 7 chính là thói quen ăn uống kém lành mạnh, không được sắp xếp một cách khoa học. Chủ yếu do:
- Thời gian dùng các bữa ăn trong ngày thường bị xáo trộn và không đều đặn.
- Bạn thường xuyên ăn hoặc uống những thức ăn, đồ uống chứa nhiều thành phần đường như bánh kẹo, nước ngọt, chocolate…
- Tinh bột cũng là một trong những thức ăn dễ khiến răng số 7 bị sâu do nó có độ bám dính tốt và dễ vướng lại trên bề mặt răng của bạn.
Ba nguyên nhân vừa đề cập bên trên là lý do chính gây ra tình trạng chiếc răng thứ 7 bị sâu.
Bệnh sâu răng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kể giới tính hay độ tuổi. Nếu tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có khả năng chúng ta buộc phải nhổ răng số 7.
Do đó để bảo vệ sức khỏe cho hàm răng bạn nên chú ý phòng ngừa bệnh lý sâu răng.
Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tốt nhất là nên thăm khám y khoa và làm theo lởi khuyên của bác sĩ nha khoa.
Ảnh hưởng đến sức khỏe khi răng số 7 bị sâu
Sâu răng nói chung và sâu răng số 7 nói riêng đều gây ảnh hưởng và trở ngại đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe cá nhân. Cụ thể ảnh hưởng ra sao là một vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm.
Ảnh hưởng xấu đến khả năng nhai nghiền thức ăn
Việc nhai, nghiền nát thức ăn chủ yếu do răng số 7 chịu trách nhiệm chính.
Khi răng này bị sâu hành động nhai thức ăn gây tác động lên răng, đến lỗ bị sâu, điều này gây nên những cơn đau khó chịu. Người bị sâu răng trong thời gian dài dễ dẫn đến hệ lụy là chán ăn, biếng ăn, sợ nhai vì đau.
Cơ thể suy nhược, tinh thần không tốt
Do khả năng nhai nghiền thức ăn bị ảnh hưởng, cơ thể người sẽ gặp phải những ảnh hưởng không tốt gây suy nhược cơ thể vì thiếu chất dinh dưỡng.
Những cơn tê, đau nhức ở vùng răng hàm bị sâu gây nên sự không thoải mái, lâu dần là mệt mỏi và chán ăn. Tình trạng kéo dài kéo theo suy giảm sức đề kháng, stress, sụt cân nghiêm trọng, tinh thần mỏi mệt.
Ảnh hưởng đến các răng lân cận
Sâu răng số 7 ngoài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến các răng ở lân cận.
Vết sâu răng để lâu không xử lý sẽ mở rộng phạm vi sinh sôi phát triển và bắt đầu lây lan sang các răng bên cạnh.
Tình trạng trên có thể kéo theo hàng loạt các biến chứng khác về bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, viêm tủy…
Xử lý răng số 7 bị sâu như thế nào?
Nếu răng số 7 bị sâu, tùy thuộc vào mức độ sâu của răng là nặng hay nhẹ mà có cách chữa trị bảo tồn răng hoặc nhổ răng hàm số 7.
Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?
Có nên nhổ răng số 7 hay không cần được xem xét kỹ lưỡng. Nếu tình trạng sâu răng số 7 không quá nghiêm trọng, có thể điều trị được thì không cần phải nhổ.
Nên lưu ý, răng số 7 đóng vai trò cố định cấu trúc má, nhai nghiền thức ăn do đó nếu loại bỏ răng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc nhai cắn thức ăn, có khả năng làm biến dạng khuôn mặt nếu không được chữa trị đúng cách.
Chỉ nên quyết định nhổ răng số 7 khi răng bị sâu quá nặng làm phá hỏng cấu trúc răng, gây tổn thương hoặc làm chết tủy, các biện pháp điều trị hay phục hồi nha khoa không có hiệu quả, không thể khắc phục được nữa.
Để kết luận chính xác răng số 7 bị sâu có nên nhổ không tốt nhất nên bạn nên tìm đến thăm khám tại các cơ sở y khoa và làm theo lởi khuyên của bác sĩ nha khoa.
Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Nếu răng số 7 bị các tổn hại khá nặng thì buộc phải xử lý bằng giải pháp nhổ bỏ nhằm bảo vệ các răng lân cận. Cụ thể như sau:
- Răng đã hư hỏng đến sát chân răng, viêm buồng tủy nghiêm trọng.
- Xảy ra tình trạng nứt chân răng, tiêu xương hàm.
Việc nhổ răng số 7 khiến nhiều bạn e ngại, không biết nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Bạn cũng không phải lo lắng quá nhiều vì răng số 7 thường mọc ổn định nên việc nhổ bỏ không quá khó khăn như răng số 8.
Tuy nhiên, răng số 7 có nhiều chân (2-3 chân) và cắm sâu trong xương hàm nên yêu cầu kỹ thuật thực hiện nhổ răng phải đúng chuẩn mới đảm bảo an toàn, không gây thương tổn đến các mô còn lại.
Mức độ nguy hiểm khi nhổ răng số 7 sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố, chủ yếu là tình trạng sức khỏe của bạn và tay nghề của đội ngũ y bác sĩ.
Bạn nên thực hiện nhổ răng ở cơ sở nha khoa có uy tín, tay nghề cao nhằm đảo bảo an toàn ở mức cao nhất và được hướng dẫn chăm sóc đúng cách sau nhổ răng.
Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không? Nhổ răng số 7 có bị hóp má không?
Tuy nhiên, nhổ răng số 7 có cần trồng lại không, nhổ răng số 7 có bị hóp má không tùy thuộc vào tình trạng răng hàm của bạn.
Tình trạng của mỗi người là khác nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, để biết chính xác nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được tư vấn kỹ hơn.
Chi phí nhổ răng số 7
Vấn đề chi phí cho việc nhổ răng bị sâu, nhổ răng số 7 hàm dưới bao nhiêu tiền, nhổ răng số 7 hàm trên bao nhiêu tiền cũng được khá nhiều bạn quan tâm đến.
Ngoài răng số 8 (răng khôn) cần phải thực hiện tiểu phẫu thì các răng còn lại đều được nhổ bỏ bằng các biện pháp thông thường nên chi phí không quá cao.
Chi phí nhổ răng số 7 và các răng thường khác thường dao động khoảng trên dưới 500.000 vnđ/1 răng. (Lưu ý chi phí sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ sở bạn chọn).
- Xem thêm: Bọc răng sứ, tự tin chuẩn Hàn Quốc, chi phí Việt Nam
- Xem thêm: Dán sứ Veneer, nụ cười tỏa nắng, bừng sáng tương lai
- Xem thêm: Tẩy trắng răng, giải pháp để có nụ cười tự tin, rạng ngời
Lời kết
Răng số 7 không chỉ giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của gương mặt.
Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tốt nhất là nên thăm khám y khoa và làm theo lởi khuyên của bác sĩ nha khoa.
Chỉ nên quyết định nhổ răng số 7 khi các biện pháp điều trị khác nhằm bảo tồn răng không hiệu quả, không thể giữ lại răng hay răng bị sâu nặng.
Bạn nên thực hiện nhổ răng ở cơ sở nha khoa có uy tín, tay nghề cao nhằm đảo bảo an toàn ở mức cao nhất và được hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi nhổ.
Bạn đọc tham khảo các bài viết hữu ích khác tại Nha khoa Smile Dental.