Hiện nay có rất nhiều phương pháp trám răng tiên tiến như trám răng Amalgam, trám răng Ionomer và pháp trám răng Composite.
So với phương pháp khám chữa bằng Amalgam và Ionomer thì trám răng Composite có chi phí chữa trị rẻ hơn mà vẫn giúp cho bệnh nhân đạt được tính thẩm mỹ cao.
Vậy trám răng Composite là gì? Cần lưu ý những gì khi thực hiện răng bằng Composite. Hãy cùng Nha Khoa Smile Dental tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Trám răng Composite là gì?
Composite là dạng vật liệu tổng hợp gồm vật liệu gia cường (fiber) và vật liệu nền (matrix). Chúng sẽ tạo nên một hợp chất cứng cáp, chịu lực tốt và bền bỉ với thời gian.
Vật liệu trám răng Composite
Về sau, hợp chất Composite được sử dụng trong y tế, cụ thể là trám răng, che khuất các phần răng bị sâu để hạn chế sự phát triển của virut. Hơn thế nữa, trám răng Composite còn giúp bảo vệ răng tránh khỏi việc tái phát của các bệnh lý răng miệng và còn là cách làm đẹp răng an toàn được yêu thích nhất hiện nay.
Trám răng Composite không phải là phương pháp truyền thống nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải thật sự có kiến thức, chuyên môn để có thể đáp ứng cho một quá trình tư vấn, chăm sóc và chữa trị cho bệnh nhân đang gặp vấn đề về răng miệng.
- Xem thêm: Trám răng có đau không?
Trám răng Composite có bền không?
Câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất đó là trám răng composite có bền không hay hiệu quả của phương pháp này như thế nào?
Trám răng Composite là phương pháp hàn răng an toàn đối với cơ thể được sử dụng nhiều trong nha khoa. Kỹ thuật này có thể điều trị cho các trường hợp mất men răng, sâu răng, răng bị mẻ, răng xỉn màu,… mà nhiều phương pháp khác không thể thực hiện.
Do đó, với sự tiên tiến của kỹ thuật và vật liệu chất lượng thì phương pháp trám răng bằng composite không những an toàn, hiệu quả mà còn giúp bộ răng của bạn luôn có được màu sắc tự nhiên và độ bền cao.
Dĩ nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên lựa chọn cho mình một cơ sở uy tín với đội ngũ y tế lâu năm có kinh nghiệm trong việc trám răng bằng Composite. Họ sẽ tư vấn cho bạn lộ trình, chi phí và những lưu ý khi tham gia vào chữa trị răng bằng Composite.
Trường hợp nào có thể trám răng thẩm mỹ Composite?
Mặc dù công nghệ composite trám răng có tiên tiến và hiện đại thì phương pháp này cũng không thể sử dụng cho 100% trường hợp trong nha khoa.
Vậy cụ thể thì trường hợp nào có thể trám răng thẩm mỹ Composite?
Thứ nhất, răng bạn bị sâu đen và phần cổ răng bị mòn. Bạn cần trám răng bằng Composite để bảo vệ tủy.
Thứ hai, răng của bạn bị thưa do sứt mẻ hay thiếu men răng thì hay nghĩ ngay tới phương pháp Composite.
Ngoài ra, nếu bạn đã từng tham gia trám răng Composite và hiện tại bạn muốn thay miếng trám cũ bằng miếng khác mới hơn.
Ưu điểm của trám răng Composite
Như chúng ta đã biết, công nghệ trám răng Composite nổi tiếng với kỹ thuật tiên tiến cùng vật liệu chất lượng, vậy bên cạnh đó thì ưu điểm của trám răng Composite còn gì nữa.
Trám răng Composite luôn được bình chọn là phương pháp bảo vệ răng tốt nhất vì hợp chất Composite sẽ giữ cho răng chắc, khỏe và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn vào răng, giúp răng không bị sâu, mẻ.
Răng được trám bằng Composite còn có khả năng chịu lực tốt giúp các bạn ăn nhai thoải mái sau mà không lo dị ứng với thức ăn nóng lạnh.
Thứ hai, trám răng Composite có tính thẩm mỹ cao. Răng của bạn sẽ có màu sắc tự nhiên tương đồng với răng thật đến mức bạn khó lòng phân biệt. Trám răng Composite còn không xâm lấn vào răng thật và giúp bảo vệ phần răng chữa trị một cách tối đa.
Điểm cộng lớn nhất của phương pháo này là chi phí sử dụng trong suốt quy trình trám răng bằng composite là chi phí rẻ hơn rất nhiều với các cách thức trám răng truyền thống khác. Không nhưng vậy, vật liệu tổng hợp này còn không hề gây kích ứng da khiến da bị mẩn hay nổi hạt.
Nhược điểm của trám răng thẩm mỹ bằng Composite
Với nhiều ưu điểm như vậy thì liệu phương pháp sử dụng Composite có nhược điểm gì không và nhược điểm của trám răng Composite là gì?
Vì sử dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến nên chắc chắn thời gian để thực hiện chúng sẽ mất nhiều hơn so với cách thức trám truyền thống trám. Nếu các phương pháp trám răng truyền thống các chỉ cần đưa hỗn hợp trám dính chặt vào răng thì Composite phải nhờ sự hỗ trợ của nhiệt điện sáng để làm khô hỗn hợp này trên răng bệnh nhân.
Composite cũng dễ bị bong tróc khi bạn đánh răng quá mạnh, cố tình nhai vật cứng như xương gà, xương heo hay cắn mở nắp chai,… tất cã những hành động trên đều sẽ làm miếng hàn dễ bị rơi và mòn đi.
Ngoài ra, bạn phải tốn thêm khoảng chi phí bảo trì phần trám Composite vì sau một thời gian sử dụng chúng có khả năng sẽ bị ố vàng. Vì vật liệu trám răng composite không chứa thủy ngân trong hỗn hợp nên theo thời gian chúng sẽ bị oxy hóa (một phần do thức ăn phản ứng). Nên không lấy làm lạ nếu vết trám của bạn bị ố vàng như răng thật.
Quy trình trám răng bằng Composite
Hiện nay ở hầu hết các thẩm mỹ viện hay phòng khám nha khoa, đều tuân thủ một quy trình trám răng bằng Composite được thực hiện như sau:
Bước 1: Tư vấn và xác định hiện trạng răng
Bệnh nhân sẽ đến gặp bác sĩ để được tư vấn về mọi việc liên quan đến khám chữa răng. Bạn sẽ biết được răng của mình đang bị sâu, mẻ,.. ở tình trạng nào, có thỏa các nhu cầu để thực hiện trám răng Composite hay không? Bác sĩ sẽ khám vùng răng cần trám cho bạn và thống nhất thời gian, lịch hẹn để tiến hành chữa trị.
Bước 2: Tiến hành gây tê và vệ sinh cùng răng cần trám
Sau khi bạn và bác sĩ đã thống nhất với nhau thì bác sĩ sẽ đưa bạn tới phòng khám bệnh để tiến hành chữa trị. Bạn sẽ được gây tê cục bộ tại vị trí răng cần trám. Quá trình nãy sẽ diễn ra rất nhanh, bạn sẽ không cảm thấy bị đau nhức và khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.
Gây tê xong, bác sĩ sẽ vệ sinh cùng răng cần trám, vùng răng đó sẽ được làm sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời loại bỏ vụn thức ăn bám trên kẽ răng, cao răn để bạn không bị nhiễm trùng trong lúc trám.
Bước 3: Tiến hành trám răng Composite
Bác sĩ đã chuẩn bị trước hỗn hợp Composite trám răng và họ sẽ đổ vật liệu dạng lỏng ấy vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu đã được làm sạch trước đó. Khi hỗn hợp đã lấp đầy khoang trám, bác sĩ sẽ chiếu laser để làm đông cứng trong khoảng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám
Bác sĩ sẽ chờ phần trám được đông cứng hoàn toàn rồi họ sẽ kiểm tra lại vết trám một lần nữa để xem thử chỗ trám có bị dư thừa vật liệu hay không, liệu đã thỏa mãn hình ảnh thẩm mỹ hay chưa. Nếu có, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa để làm nhẵn bề mặt trám và đánh bóng răng để chúng không bị cộm gây khó khăn khi nhai.
Chăm sóc sau trám răng thẩm mỹ Composite
Sau khi kết thúc quá trình trám răng Composite, các bạn cần lưu ý những điều sau để không gây ảnh hưởng đến lộ trình khám và chữa bệnh của bác sĩ.
Nguyên tắc đầu tiên cần tuân thủ đó là không ăn nhai trong vòng 2 giờ sau khi trám răng.
Răng sau khi được hàn trám sẽ rất yếu (miếng hàn kiểu như chưa khô hoàn toàn và dễ bị bong tróc) nên hãy cẩn thận, đừng ăn hay cắn các vật cứng. Khi bạn làm như vậy, bạn không những phải đi làm lại răng mà còn mất thêm thời gian để khắc phục hậu quả.
Không quá trình chửa răng, phần chân răng của bạn sẽ bị yếu đi, vì vậy hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, đá lạnh dễ gây kích ứng đến chân răng. Bạn nên ăn các thực phẩm mềm (tốt nhất là hầm nhừ), ấm và tuyệt đối tránh xa các dạng đồ ăn lạnh, cứng.
Bên cạnh việc tuân thủ các thực phẩm bổ sung sau trám răng, bạn hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ với nước súc miệng chuyên dụng, chỉ nha khoa khử khuẩn và đánh răng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra hãy lưu ý đến định kỳ lấy cao vôi răng của bạn, việc này sẽ giúp răng bạn khỏe hơn, giảm thiểu sự sâu răng và gây hôi miệng.
Quan trọng nhất để tăng cường sức khỏe răng miệng là bạn phải thường xuyên chăm sóc và massage lợi cho vùng răng được trám bằng Composite. Việc massage sẽ giúp máu lưu thông nuôi dưỡng răng tốt hơn và làm săn lợi lại.
Trám răng Composite bao nhiêu tiền
Khi biết đến một phương pháp trám răng tiên tiến như Composite sẽ có rất nhiều người thắc mắc trám răng composite bao nhiêu tiền hoặc giá trám răng composite có đắt hay không?
Thông thường, chi phí để chữa trị cho một chiếc răng sẽ dao động từ vài trăm cho đến vài triệu động, tùy thuộc vào mứa độ tổn hại và nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng đối với chiếc răng của mình.
Dưới đây là bảng giá tham khảo khi bạn trám răng Composite
Trám răng sữa | 70.000 VNĐ/Răng |
Trám răng mòn cổ | 200.000 – 300.000 VNĐ/Răng |
Trám răng sâu (không lấy tủy) composite | 200.000 – 300.000 VNĐ/Răng |
Trám răng sâu (không lấy tủy) GIC | 80.000 – 150.000 VNĐ/Răng |
Trám kẽ răng | 300.000 VNĐ/Răng |
Đắp mặt răng | 400.000 VNĐ/Răng |
Onlay/inlay CAD CAM | 3.000.000 VNĐ/Răng |
Điều trị tủy răng sữa | 250.000 VNĐ/Răng |
Điều trị tủy răng vĩnh viễn một chân | 400.000 – 500.000 VNĐ/Răng |
Điều trị tủy răng vĩnh viễn nhiều chân | 700.000 – 800.000 VNĐ/Răng |
Điều trị tủy lại | 1.000.000 VNĐ/Răng |
- Xem thêm: Trám răng Amalgam
Kết luận
Thông qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn khái niệm về trám răng Composite cũng những điều liên quan như quy trình thực hiện và chi phí tham gia khám chữa.
Hi vọng với bài viết này, các bạn đã phần nào hiểu hơn về trám răng thẩm mỹ bằng Composite, những ưu nhược điểm của phương pháp này, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn để chủ động trong việc lựa chọn hình thứ khám chữa nha khoa tiên tiến này.