Trám răng là phương pháp chuyên điều trị các vấn đề về răng như răng bị sứt mẻ hay sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,… các bệnh lý trên làm cho chúng ta cảm thấy đau buốt, khó khăn trong vấn đề ăn uống. Vì vậy, hầu hết mọi người đã lựa chọn trám răng để cải thiện vấn đề răng miệng của mình nhưng việc trám răng lấy tủy có đau không luôn là câu hỏi thắc mắc của nhiều người.
Sau đây Nha khoa Smile Dental sẽ chia sẻ nhiều thông tin hơn về việc trám răng lấy tủy có đau không và quy trình trám răng lấy tủy diễn ra như thế nào?.
- Xem thêm: Bọc răng sứ, tự tin chuẩn Hàn Quốc, chi phí Việt Nam
- Xem thêm: Dán sứ Veneer, nụ cười tỏa nắng, bừng sáng tương lai
- Xem thêm: Tẩy trắng răng, giải pháp để có nụ cười tự tin, rạng ngời
Trám răng lấy tủy là gì? Trám răng lấy tủy có đau không?
Trám răng lấy tủy là phương pháp giúp trám răng phục hình lại sau khi điều trị tủy răng. Đây là một kỹ thuật phải nói là vô cùng phức tạp yêu cầu bác sĩ nha khoa phải có kinh nghiệm điều trị hay các dụng cụ, thiết bị máy móc hiện đại để loại bỏ các phần tủy bị viêm nhiễm ra khỏi răng trước khi tiến hành quá trình trám răng.
Trám răng lấy tủy thường được áp dụng để chữa trị các trường hợp sâu răng nặng hoặc tủy bị viêm hay tủy chết. Với phương pháp trám răng lấy tủy sẽ giúp bảo tồn được răng thật đồng thời còn tăng được độ bền chắc cho răng và bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài.
Trám răng lấy tủy có đau không?
Lấy tủy răng không hề đau đớn như mọi người hay tưởng tượng nhưng nói không hề đau nhức là hoàn toàn không đúng lắm. Bởi vì tủy răng thuộc trung khu thần kinh trung tâm của răng nên khi tác động vào tủy răng đương nhiên sẽ khó tránh khỏi việc đau.
Khi tiến hành quá trình lấy tủy bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí lấy tủy răng cho nên lúc này sẽ không còn cảm giác đau nhức mà bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái. Nếu lấy tủy răng mà bị sưng mặt hoặc sốt thì bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc kháng sinh trước để có thể tiêu diệt ổ nhiễm trùng giúp quý khách ít đau hơn.
Quá trình lấy tủy răng cũng giống như lấy một miếng trám lớn nhưng sẽ mất thời gian hơn, miệng của quý khách sẽ được gây tê trong khi bác sĩ làm sạch vùng răng bị tổn thương, khử trùng chân răng và sau đó lấp đầy chúng vào. Miệng sẽ cảm thấy đau sau khi lấy tủy răng vì vậy nên nha sĩ đã đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen( Tylenol) hoặc Ibuprofen(Advil).
Nhưng với công nghệ tiên tiến như hiện nay, thì việc trám răng lấy tủy diễn ra hết sức nhẹ nhàng và nhanh chóng, bởi vì hệ thống máy móc hiện đại kết hợp với máy CT răng nên giúp lấy triệt để tủy răng và hoàn toàn nhanh chóng. Quý khách nên chú tâm cho việc chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trám răng lấy tủy thay vì lo âu và sợ đau.
Khi nào trám răng cần và không cần lấy tủy? Ưu nhược điểm của việc trám răng lấy tủy
Trám răng cần lấy tủy
Việc trám răng lấy tủy xuất phát từ việc răng đang bị tổn thương bởi sự tấn công của vi khuẩn hay răng bị hoại tử nên những trường hợp sau cần lấy tủy:
- Sâu răng nghiêm trọng, sâu răng ăn đến chân răng gây đau nhức kéo dài và âm ỉ lâu ngày không hết.
- Răng bị mẻ, vỡ miếng lớn, tủy lộ ra ngoài và xương răng bị viêm nhiễm.
- Khi nhai, ăn thức ăn nóng hay lạnh có cảm giác ê buốt.
- Tủy răng chết gây cảm giác đau nhức lên đến tận vùng thái dương, não.
- Xuất hiện mủ trắng ở phần chân răng gây hôi miệng và mụn nhọt mọc ở nướu.
- Sưng nướu, đau nướu và thâm nướu.
Có thể thấy việc trám răng lấy tủy là vô cùng cần thiết đối với những trường hợp răng sâu nặng, viêm tủy,… qua đó giúp ngăn chặn được tình trạng đau nhức răng, các cơn đau sẽ lan lên đến thái dương gây ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống hằng ngày. Nếu không trám răng lấy tủy thì lâu ngày răng sẽ bị viêm nhiễm tạo ra mùi hôi khó chịu cho người xung quanh và răng sẽ bị rụng.
Trám răng không lấy tủy
- Răng bị tổn thương ở mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng đến tủy răng thì sẽ không cần lấy tủy.
- Răng bị sâu nhẹ không gây đau nhức.
- Răng bị mẻ vỡ hoặc chấn thương nhẹ chưa bị lộ tủy răng.
- Răng được phục hình thẩm mỹ như răng thưa, răng thấp khểnh, răng sậm màu,… mà không cần chỉnh dạng răng hay cung răng nhiều.
Ưu điểm và nhược điểm của việc trám răng lấy tủy
Cách thức điều trị nào cũng đều có hai mặt tốt và hạn chế nên quý khách cần nắm được những thông tin dưới đây để biết cách phòng tránh.
Ưu điểm
- Chấm dứt được cơn đau kéo dài: tủy răng là nguồn sống của răng nên việc trám răng lấy tủy sẽ làm cho chiếc răng không còn đau nhức nữa.
- Bảo tồn răng thật: trám răng mà không lấy tủy thì lâu ngày vi khuẩn sẽ phát triển lây lan làm viêm nhiễm xương dẫn đến mất răng.
- Khôi phục chức năng nhai hiệu quả: trám răng lấy tủy tái tạo lại hình thể của răng, cải thiện việc ăn nhai ngon miệng hơn.
Nhược điểm
- Nhược điểm lớn nhất của trám răng lấy tủy là thân răng trở nên yếu hơn bởi mạch sống, mạch cung cấp máu duy nhất của răng đã bị loại bỏ cho nên răng sẽ giòn hơn dễ bị vỡ và tuổi thọ của răng sau khi lấy tủy chỉ có thể duy trì được tầm 15 đến 20 năm.
- Để giữ được răng lâu hơn các bác sĩ hay tư vấn bọc răng sứ sau khi trám răng lấy tủy, phương án này vừa giúp bảo vệ răng thật vừa tránh được các tác động bên ngoài giúp cho việc ăn nhai tốt hơn.
Trám răng lấy tủy bao nhiêu tiền? Trám răng lấy tủy mất bao lâu?
Trám răng lấy tủy giá bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi đi điều trị trám răng lấy tủy, chi phí của việc này sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm và hư hại của răng mà bác sĩ sẽ đưa ra mức giá. Giá trám răng lấy tủy còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Số lượng ống tủy ở mỗi răng khác nhau sẽ dẫn mức mức giá khác nhau.
- Mức độ viêm tủy và vị trí răng hư cần điều trị.
- Phương pháp điều trị trám răng: lấy tủy một là lấy tủy tiếp hay phải đặt thuốc chết tủy trước, hoặc sau khi lấy tủy sẽ trám răng hay bọc răng sứ.
- Tùy vào chính sách cơ sở vật chất, công nghệ điều trị của mỗi nha khoa.
Bởi lẽ những yếu tố trên mà giá của việc trám răng lấy tủy sẽ có sự chênh lệch mức giá khác nhau. Quý khách có thể tham khảo bảng giá lấy tủy răng dưới đây.
Dịch vụ | Đơn vị | Giá tiền |
Lấy tủy răng cửa và trám lại | 1 răng | 500.000 VNĐ |
Lấy tủy răng cối nhỏ và trám lại | 1 răng | 700.000 VNĐ |
Lấy tủy răng cối lớn và trám lại | 1 răng | 900.000 VNĐ |
Khám và tư vấn + chụp X- Quang | 2 hàm | Miễn phí |
Trám răng lấy tủy mất bao lâu?
Một ca trám răng lấy tủy thông thường sẽ mất khoảng 20 phút và cần thêm khoảng 30 phút để hàn trám buồng tủy. Nhưng đối với răng có nhiều ống tủy thì sẽ cần đến 2 buổi điều trị. Buổi thứ nhất, bác sĩ sẽ tiến hành mở ống tủy, sau đó lấy tủy và làm sạch các ống tủy. Buổi thứ hai sẽ kiểm tra buồng tủy rồi hàn trám răng lại.
Thời gian điều trị trám răng lấy tủy phụ thuộc vào mức độ viêm tủy và vị trí của răng cần lấy tủy vì thế nên quý khách phải đến nha khoa thăm khám để bác sĩ có thể xác định quá trình điều trị và thời gian lấy tủy cụ thể.
Quy trình trám răng lấy tủy, Cách chăm sóc răng an toàn sau khi lấy tủy
Để cho việc trám răng lấy tủy diễn ra nhanh chóng và đảm bảo an toàn thì việc tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật là một yêu cầu tất yếu. Quy trình trám răng lấy tủy đúng tiêu chuẩn y tế sẽ trải qua lần lượt các bước sau đây.
Bước 1: Thăm khám tổng quát và tiến hành khám răng
Bác sĩ nha khoa cần phải thăm khám mới có thể xác định được mức độ tổn thương của răng cần trám như thế nào? Răng lấy tủy cần được chụp phim X- quang để xác định được ống tủy bị viêm nhiễm ra sao để đưa ra phương pháp, vật liệu trám thích hợp.
Sau khi có kết quả chụp hình nha sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về phác đồ chữa trị để hiểu rõ hơn quá trình thực hiện, sắp xếp kế hoạch thời gian và tài chính để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Bước 2: Tiến hành gây tê
Trước khi lấy tủy bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê cục bộ để không cảm thấy đau nhức và khó chịu khi lấy tủy. Thuốc gây tê sẽ hết tác dụng khi kết thúc giai đoạn lấy tủy nên ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Nhưng trong một số trường hợp không cần gây tê nếu tủy bị chết lâu ngày, răng đã mất cảm giác thì không cần tiến hành gây tê.
Bước 3: Đặt đế cao su
Công dụng của đặt đế cao su để ngăn vùng điều trị với khoang miệng tránh trường hợp thuốc rơi trúng miệng. Nước bọt cũng là nguồn chứa vi khuẩn trong miệng nên cần đặt đế cao su sẽ giữ cho răng luôn khô và sạch để đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
Bước 4: Mở ống tủy để tiến hành rút tủy viêm ra khỏi răng
Để có thể tạo được ống tủy bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan và dũa chuyên dụng để việc lấy tủy diễn ra dễ dàng hơn, tủy răng bị viêm nhiễm sẽ được lấy ra khỏi buồng tủy và chân răng bằng một chiếc châm nhỏ.
Bước 5: Tạo hình ống tủy
Khi toàn bộ ống tủy được loại bỏ hoàn toàn và vệ sinh sạch sẽ thì bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình ống tủy và lắp đầy buồng tủy bằng những vật liệu nha khoa.
Bước 6: Trám bít ống tủy
Sau khi tạo hình xong bác sĩ sẽ trám bít hố lấy tủy lại bằng vật liệu trám kín phù hợp với chất liệu nha khoa chuyên dụng để bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Bước 7: Kiểm tra lại và hẹn tái khám
Hoàn tất quá trình lấy tủy, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để điều chỉnh những điểm vướng, cộm để bệnh nhân có thể sinh hoạt ăn uống dễ dàng và thoải mái. Đồng thời bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn tái khám để kiểm tra vùng răng lấy tủy đã ổn định hay chưa và bệnh nhân có cảm thấy đau nhức hay gặp bất kỳ vấn đề nào không?
Cách chăm sóc răng an toàn sau khi trám răng lấy tủy
Sau khi hoàn thành việc trám răng lấy tủy khi về nhà quý khách nên biết cách chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ giúp răng tồn tại được lâu hơn.
- Theo dõi các cơn đau: khi lấy tủy xong sẽ không thể tránh khỏi tình trạng khó chịu, nếu cơn đau cứ kéo dài liên tục hãy đến cơ sở nha khoa điều trị để thăm khám.
- Hạn chế sử dụng răng vừa lấy tủy để nhai hay cắn vì như vậy sẽ làm cho chất hàn bị bong ra.
- Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng và cắt thành miếng nhỏ để hạn chế nhai tạo áp lực lên răng.
- Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa kê đơn không nên tự ý dùng thuốc.
- Vệ sinh răng nhẹ nhàng và chọn nước súc miệng kháng khuẩn đã được chỉ định.
- Tái khám đúng hẹn như lời dặn của bác sĩ và liên hệ ngay với nha khoa khi chất hàn bị vỡ ra.
- Xem thêm: Bọc răng sứ, tự tin chuẩn Hàn Quốc, chi phí Việt Nam
- Xem thêm: Dán sứ Veneer, nụ cười tỏa nắng, bừng sáng tương lai
- Xem thêm: Tẩy trắng răng, giải pháp để có nụ cười tự tin, rạng ngời
TỔNG KẾT
Bài viết trên đã tổng hợp lại những câu hỏi mà đa số nhiều người hay thắc mắc về trám răng lấy tủy có đau không, trám răng lấy tủy giá bao nhiêu và quy trình trám răng lấy tủy như thế nào?
Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên của Nha khoa Smile Dental sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc trám răng lấy tủy và lựa chọn được cho mình trung tâm nha khoa uy tín, an toàn, phục vụ chăm sóc khách hàng tốt và đội ngũ y bác sĩ có kiến thức chuyên môn để đảm bảo điều trị tốt nhất.